Huyện Đan Phượng: phòng chống ngộ độc, bảo đảm an toàn thực phẩm sau mưa lũ

Huyện Đan Phượng: phòng chống ngộ độc, bảo đảm an toàn thực phẩm sau mưa lũ

Sau khi nước lũ rút, Trung tâm Y tế huyện Đan Phượng đã triển khai các giải pháp phòng chống dịch bệnh, xử lý nước sinh hoạt, bảo đảm an toàn thực phẩm, giúp người dân sớm ổn định đời sống.

Bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây mưa lớn, ngập lụt ở một số xã trên địa bàn huyện Đan Phượng, nhất là các xã vùng bãi ven sông Hồng như Hồng Hà, Trung Châu…

bảo đảm an toàn thực phẩm sau mưa lũ
Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Đan Phượng phun khử khuẩn vệ sinh môi trường sau ngập úng.

Thực hiện sự chỉ đạo của Sở Y tế Hà Nội, Trung tâm Y tế huyện Đan Phượng đã khẩn trương rà soát, đánh giá nguy cơ về dịch bệnh tại các xã bị ngập lụt do mưa lũ. Đồng thời, các đơn vị củng cố, duy trì thường trực các đội cơ động chống dịch hỗ trợ tuyến dưới trong giám sát, xử lý dịch bệnh và các bệnh truyền nhiễm lưu hành sau mưa lũ.

Thời gian qua, Trung tâm Y tế huyện Đan Phượng đã tổ chức 2 đoàn giám sát, hướng dẫn các biện pháp đảm bảo y tế, chất lượng nước dùng cho ăn uống sinh hoạt, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ ngập úng tại các xã bị ngập úng ven sông Hồng như Trung Châu, Hồng Hà.

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Đan Phượng tuyên truyền hướng dẫn người dân biện pháp phòng chống dịch bệnh sau ngập úng.

Tại các buổi giám sát, cán bộ Trung tâm Y tế huyện Đan Phượng đã tích cực hướng dẫn người dân phát hiện sớm dịch bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra sau mưa lũ, ngập lụt như: tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huyết…; đề phòng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn…

Cùng với đó, Trung tâm Y tế huyện Đan Phượng huyện cũng phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường các biện pháp vệ sinh môi trường, phun khử khuẩn tại một số điểm bị ngập úng nặng sau khi nước rút.

Trung tâm Y tế huyện Đan Phượng cũng cử cán bộ, nhân viên phối hợp cùng các xã, thị trấn tuyên truyền hướng dẫn người dân về bảo đảm an toàn thực phẩm, vệ sinh nguồn nước, khử khuẩn môi trường để phòng chống dịch bệnh.

Tại các hộ gia đình trong vùng ngập lụt, đoàn cũng tới thăm hỏi, động viên và phát hoá chất Cloramin B, phèn chua, hướng dẫn người dân tổng vệ sinh môi trường theo phương châm nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó.

Các cán bộ y tế cũng hướng dẫn người dân tránh phát sinh các dịch bệnh truyền nhiễm; triển khai nhiều biện pháp xử lý nước nhằm đảm bảo nước sạch dùng cho ăn uống, sinh hoạt; hướng dẫn thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm sau mưa lũ, ngập lụt nhằm phòng, chống ngộ độc thực phẩm, góp phần ngăn ngừa, hạn chế hậu quả về sức khỏe cho người dân trên địa bàn.

Đặc biệt, Trung tâm Y tế huyện Đan Phượng đã khuyến cáo người dân vùng bị ngập úng thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm mùa mưa bão như tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm, thuỷ sản chết bệnh, chết không rõ nguyên nhân để làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm; thực hiện ăn chín, uống chín.

Người dân cần rửa tay sạch bằng xà phòng và nước (hoặc chất tẩy pha loãng) sau khi đi vệ sinh, trước, sau khi tiếp xúc với thực phẩm sống và trước khi ăn. Không sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp bị ngâm trong nước, hoen rỉ, ngấm nước, bùn…

Nhằm hỗ trợ người dân kinh doanh thực phẩm sau mùa mưa lũ, đáp ứng các thủ tục cần thiết theo yêu cầu cơ quan chức năng giám sát an toàn thực phẩm.

Hiện nay: ATVSTP.ORG.VN hỗ trợ mọi thủ tục giấy tờ nhanh và đầy đủ nhất tại khu vực Tp.Hồ Chí Minh. Các khu vực khác vui lòng gọi Hotline: 0909.730.849 để chúng tôi tư vấn đầy đủ tốt nhất cho bạn theo từng khu vực. Xin cảm ơn. Địa chỉ: 47/111 Nguyễn Hữu Tiến, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0975 730 849

Website: https://atvstp.org.vn

Nguồn: https://kinhtedothi.vn/huyen-dan-phuong-phong-chong-ngo-doc-bao-dam-an-toan-thuc-pham-sau-mua-lu.html

30

No Responses

Write a response